Cách xác định thu nhập chịu thuế TNCN năm 2017 theo TT 111
I. Cách xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Doanh thu - các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. |
Các trường hợp cụ thể được xác định như sau:
1. Cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn chứng từ.
a. Cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế (gọi tắt là cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán).
a.1) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Doanh thu khoán trong kỳ |
x |
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định |
Trong đó:
- Doanh thu khoán được xác định theo tài liệu kê khai của cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế của cơ quan thuế và ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
- Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo bảng dưới.
a.2) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn.
+ Nếu cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn quyển, nếu trong quý doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán thì ngoài việc nộp thuế theo doanh thu khoán còn phải nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân đối với phần doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán.
+ Nếu cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh.
Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh |
= |
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh |
x |
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định |
Trong đó:
- Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh được xác định theo hợp đồng và các chứng từ mua bán.
- Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo bảng dưới.
+ Nếu cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn quyển có yêu cầu hoàn thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế của năm được xác định như sau:
- Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm thấp hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu khoán.
- Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm cao hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu trên hóa đơn.
b) Cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu không hạch toán được chi phí thì thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế |
= |
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế |
× |
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế |
Trong đó:
- Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo quy định bên dưới.
- Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo quy định bến dưới.
- Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình kinh doanh gồm: tiền phạt vi phạm hợp đồng; tiền phạt do chậm thanh toán; tiền lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán; tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp; tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán phế liệu, phế phẩm và thu nhập chịu thuế khác.
c) Đối với cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) và cá nhân không kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
- Cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) và cá nhân không kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh.
- Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định tương tự như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số theo hướng dẫn bên trên.
d) Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau:
Hoạt động |
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định (%) |
Phân phối, cung cấp hàng hoá |
7 |
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu |
30 |
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu |
15 |
Hoạt động kinh doanh khác |
12 |
Đối với cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng theo tỷ lệ của “Hoạt động kinh doanh khác”.
2) Đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ thì thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế |
= |
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế |
- |
Chi phí hợp lý được trừ trong kỳ tính thuế |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế |
a) Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền và được xác định theo sổ sách kế toán.
b) Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau:
- Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng.
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác là thời điểm hợp đồng cho thuê có hiệu lực.
Trường hợp thời điểm lập hoá đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá (hoặc dịch vụ hoàn thành) thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hoá đơn hoặc ngược lại.
c. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp được xác định như sau:
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm là tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm.
Trường hợp việc thanh toán theo hợp đồng mua bán theo phương thức trả góp, trả chậm kéo dài nhiều kỳ tính thuế theo doanh thu là số tiền phải thu của người mua trong kỳ tính thuế không bao gồm lãi trả góp, trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Việc xác định chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá bán trả góp, trả chậm thực hiện theo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra dùng để trao đổi, biếu, tặng, trang bị, thưởng cho người lao động, doanh thu được xác định theo giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, trang bị, thưởng cho người lao động.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra tự dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của cá nhân thì doanh thu là chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó.
- Đối với hoạt động gia công hàng hoá thì doanh thu là tổng số tiền thu về từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.
- Đối với nhận đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của cá nhân kinh doanh giao đại lý, ký gửi hưởng hoa hồng thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hoá.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu được xác định theo hợp đồng không phân biệt đã nhận tiền hay chưa nhận tiền.
Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình nghiệm thu bàn giao. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
- Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa phát sinh trong kỳ tính thuế.
c) Thu nhập chịu thuế khác
- Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình kinh doanh gồm: tiền phạt vi phạm hợp đồng; tiền phạt do chậm thanh toán; tiền lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán; tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp; tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán phế liệu, phế phẩm và thu nhập chịu thuế khác.
3) Đối với nhóm cá nhân kinh doanh
- Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong một Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể cả trường hợp cho thuê nhà, thuê mặt bằng có nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là nhóm cá nhân kinh doanh), sau khi đã xác định được thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân được phân chia theo một trong các cách sau đây:
a) Theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Theo thoả thuận giữa các cá nhân.
c) Theo số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.
- Trên cơ sở thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân cùng tham gia kinh doanh đã xác định theo nguyên tắc phân chia nêu trên, từng cá nhân được tính các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều 9, Thông tư 111 để xác định thu nhập tính thuế và số thuế thu nhập cá nhân phải nộp riêng cho từng cá nhân.
II. Cách xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
Chi tiết các bạn xem tại đây: Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
- Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111 là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
3. Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Chúc các bạn thành công!
__________________________________________________
Bài viết cùng danh mục
-
Tiền thưởng, phụ cấp có chịu thuế TNCN - Vào chi phí hợp lý
-
Tiền lương thưởng tháng 13 có tính thuế TNCN, đưa vào chi phí?
-
Cách hoàn thuế thu nhập cá nhân online mới nhất
-
Thủ tục đăng ký thuế thu nhập cá nhân năm 2016
-
Phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN - Đóng BHXH
-
Quy định tiền phụ cấp ăn trưa, ăn ca mới nhất
-
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN Hồ sơ mua - Báo cáo sử dụng
-
Đối tượng được ủy quyền Quyết toán thuế TNCN 2018
-
Phụ cấp xăng xe có được miễn thuế TNCN, có phải đóng BHXH không
-
Quy định về Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh 2020