Phụ cấp xăng xe có được miễn thuế TNCN, có phải đóng BHXH không
1. Phụ cấp xăng xe có chịu thuế TNCN?
Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN:
"2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ 1 số khoản phụ cấp, trợ cấp được quy định tại điểm b khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.
Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
- Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán (trừ 1 số khoản được quy định tại điểm e khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)"
-----------------------------------------------------------------------------
NHƯ VẬY:
- Phụ cấp xăng xe là khoản thu nhập chịu thuế TNCN
- Vì Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do DN trả mà người lao động được hưởng dưới mọi hình thức -> Đều phải chịu thuế TNCN.
- Thứ hai: Quy định về các khoản phụ cấp, hỗ trợ được miễn thuế TNCN không hề nói đến khoản phụ cấp Xăng xe được miễn thuế TNCN.
Chi tiết xem tại 1 số Công văn cụ thể như sau:
Công văn 2192/TCT-TNCN ngày 25/5/2017 của Tổng cục thuế:
|
Công văn số 79557/CT-TTHT ngày 3/12/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội
|
Công văn số 5808/CT-TTHT ngày 18/6/2018 của Cục Thuế TP. HCM
|
--------------------------------------------------------------------------------------
Phụ cấp xăng xe tối đa là bao nhiêu:
Công văn số 6608/CT-TTHT ngày 6/7/2018 của Cục Thuế TP. HCM
|
Xem thêm: Mẫu quy chế lương thưởng
Chú ý: - Nếu là khoản hỗ trợ xăng xe, đi lại trong quá trình đi công tác (đây là khoản công tác phí) thì được miễn thuế TNCN (Nhưng phải theo mức quy định của DN nhé)
Xem thêm: Quy định về công tác phí hợp lý
----------------------------------------------------------------------------------------------
2. Phụ cấp xăng xe có phải đóng BHXH không:
Theo khoản 2 điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam:
“2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”
-----------------------------------------------------------------
NHƯ VẬY:
- Phụ cấp xăng xe không phải đóng BHXH.
Xem thêm: Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH
-----------------------------------------------------------------------
Bài viết cùng danh mục
-
Tiền thưởng, phụ cấp có chịu thuế TNCN - Vào chi phí hợp lý
-
Tiền lương thưởng tháng 13 có tính thuế TNCN, đưa vào chi phí?
-
Cách hoàn thuế thu nhập cá nhân online mới nhất
-
Thủ tục đăng ký thuế thu nhập cá nhân năm 2016
-
Phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN - Đóng BHXH
-
Quy định tiền phụ cấp ăn trưa, ăn ca mới nhất
-
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN Hồ sơ mua - Báo cáo sử dụng
-
Đối tượng được ủy quyền Quyết toán thuế TNCN 2018
-
Quy định về Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh 2020
-
Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2020