Kế toán thuế tại doanh nghiệp

  • (0 Đánh giá)
Giá gốc: 1.500.000 / Khóa học
Chỉ còn: 850.000 / Khóa học

Bạn sẽ học được gì

  • 1. Công việc đầu năm mà kế toán thuế cần phải làm:
     
    - Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm. Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1. Nếu là công ty mới thành lập bạn nhớ phải nộp tờ khai + tiền thuế môn bài nhé. 

     - Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. ( Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1)
    - Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước.
    - Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước
     

    2. Công việc hằng ngày phải làm:
     
    Tập hợp, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:
     
    - Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa… Thì công việc của kế toán thuế là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
     
    - Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem có hợp lý – hợp lệ - hợp pháp hay không,

    - Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai các bạn phải xử lý ngay 
     - Cuối cùng là các bạn phải sắp xếp và lưu trữ hóa đơn chứng từ để đảm bảo không xảy ra việc rách nát, cháy hỏng…
     Lưu ý: Những chứng từ như: Phiếu thu, chi, nhập, xuất phải lưu trữ 5 năm. Những hóa đơn thông thường phải lưu trữ 10 năm.
     

    3. Công việc hàng tháng:
     
    - Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).
        + Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào thì được kê khai tháng nào cũng được nhưng phải trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra.

    - Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai theo tháng).
    - Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có
    - Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).
    - Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng sau.
     
    Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế
     

    4. Công việc hàng quý:
     
    - Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý

    - Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý), chi tiết bạn có thể xem ở đường link bên trên phần công việc hàng tháng.

    - Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.

    - Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).

    - Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau.
     

    5. Công việc cuối năm
     
    - Cuối năm bạn nhớ làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 nhé.
    - Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
    - Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm
    - Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
     
    Trên đây là những công việc cơ bản mà kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp, các bạn muốn học các kỹ năng quyết toán thuế, cách tiết kiệm chi phí thuế phải nộp cho DN, cách đối đáp với cơ quan thuế…

Giới thiệu khóa học

Kế toán thuế là 1 vị trí công việc không thể thiếu trong bất kỳ 1 DN nào, nhưng đại đa số các bạn sinh viên kế toán mới chưa hình dung rõ ràng công việc kế toán phải làm những gì. Sau đây kế toán Trực Tuyến xin mô tả các công việc của nhân viên kế toán thuế trong DN thực tế phải làm:

Chú ý: Công việc của người kế toán thuế không quá khó nếu bạn am hiểu luật thuế và thường xuyên cập nhật những Luật thuế mới nhất. Vì hầu hết mọi việc đều phải làm theo những quy định của Luật thuế.


Với tất cả các công việc của kế toán thuế tại một doanh nghiệp, thì khóa học cung cấp cho các bạn những kiến thức để đáp ứng làm kế toán thuế tại doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất.

Nội dung khóa học

  • Bài 1: Bán hàng tại kho ngoại tỉnh co phải nộp Thuế GTGT vãng lai hay không- 6:30
  • Bài 2: Các loại hóa đơn theo thông tư Thông tư 39-2014-TT-BTC 4:35
  • Bài 3: Cách ghi giấy Điều chỉnh thu Ngân sách Nhà nước mẫu C1-07-NS 5:38
  • Bài 4: Cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng 7:54
  • Bài 5: Cách lập hóa đơn GTGT kèm bảng kê có mẫu bảng kê kèm theo 7:18
  • Bài 6: Cách viết hóa đơn - Kê khai - Hạch toán hàng không chịu thuế GTGT 2:57
  • Bài 7: Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, số tiền 9:23
  • Bài 8: Cách viết hóa đơn GTGT chiết khấu thương mại - giảm giá bán 7:08
  • Bài 9: Cách viết hóa đơn tiền bằng ngoại tệ 6:50
  • Bài 10: Cách xử lý khi bị mất, cháy, hỏng hoá đơn GTGT đầu ra - đầu vào (Liên 2) 4:40
  • Bài 11: Cách xử lý khi viết sai hóa đơn GTGT (Các trường hợp) 10:38
  • Bài 12: Có được bán hàng thấp hơn giá vốn hay không? 5:25
  • Bài 13: Điều kiện và Hồ sơ hoàn thuế GTGT mới nhất 8:28
  • Bài 14: Doanh nghiệp được báo lỗ trong bao nhiêu năm 6:22
  • Bài 15: Hạch toán chi phí quà cho, biếu, tặng nhân viên và khách hàng 6:58
  • Bài 16: Hạch toán chi phí thuê xe đưa đón nhân viên 3:19
  • Bài 17: Hạch toán hàng hóa bị hư hỏng 6:23
  • Bài 18: Hạch toán thuế GTGT vãng lai 3:00
  • Bài 19: Hồ sơ kê khai thuế cho cơ quan thuế theo tháng 9:57
  • Bài 20: Hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo quý 9:39
  • Bài 21: Hướng dẫn cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Mẫu BC26-A trên HTKK 19:46
  • Bài 22: Hướng dẫn viết HĐ GTGT năm 2016 mới nhất 10:36
  • Bài 23: Kê khai HĐ không chịu thuế GTGT 3:13
  • Bài 24: Kê khai hóa đơn đầu ra, đầu vào bị bỏ sót 10:45
  • Bài 25: Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp tờ khai tháng, quý không- 8:13
  • Bài 26: Nguyên tắc lập hóa đơn giá trị gia tăng theo Thông tư 39 10:55
  • Bài 27: Nhận tiền bồi thường quảng cáo có phải xuất HĐ không- 7:20
  • Bài 28: Nội dung không bắt buộc ghi trên hóa đơn GTGT và Nội dung ghi trên hóa đơn GTGT bắt buộc 9:01
  • Bài 29: Phân biệt HĐ Bán hàng và HĐ GTGT 5:32
  • Bài 30: Phân biệt xóa bỏ và hủy hóa đơn trên báo cáo sử dụng hóa đơn 3:20
  • Bài 31: Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp Thuế môn bài, BCTC và Quyết toán thuế không- 6:06
  • Bài 32: Thế nào là hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lý, hợp lệ 5:04
  • Bài 33: Thủ tục thay đổi tên công ty và địa chỉ công ty 6:15
  • Bài 34: Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng 5:49
  • Bài 35: Thuế GTGT và TNDN đối với Doanh nghiệp Phần mềm 6:11
  • Bài 36: Xử lý hóa đơn khi chuyển địa điểm kinh doanh 3:10
  • Bài 37: Xử lý hóa đơn viết sai địa chỉ, MST, tên người mua hàng 5:23
  • Bài 38: Xử lý khi viết sai số tiền, tiền thuế, thuế suất thuế GTGT 8:02
  • Bài 39: Xử lý khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế 7:04
  • Bài 40: Xử lý tình huống không đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế 2:49
  • Bài 41: Xuất hàng cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng có phải lập hoá đơn GTGT- 4:42

Thông tin giảng viên

Vũ Gia Sang
170 Học viên 14 Khóa học
- GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN CEO

Giảng viên Vũ Gia Sang được biết đến là một chuyên gia Chiến lược và xây dựng Tổ chức hàng đầu tại Việt Nam. Ông mang trong mình những hoài bão, tâm nguyện về một sự thay đổi mang tính chất cơ bản và nền tảng. Tư tưởng xuyên suốt của ông là: Truyền bá, Reo rắc và Thức tỉnh. Những kinh nghiệm mà ông chia sẻ với học viên trong các bài giảng chính là những trải nghiệm thực tế nhất trên con đường đời của ông. 

Hiện nay ông đang giữ các vị trí

Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần bất động sản Nhà Sang
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần gạch Bắc Hà
Giám đốc công ty TNHH kiểm toán - kế toán thuế Việt Nam
Giám đốc công ty TNHH Tư vấn quản lý doanh nghiệp Kinh Bắc
Giám đốc công ty TNHH truyền thông quảng cáo Marketing quốc tế
Giám Đốc Học Viện CEO

Giám đốc kinh doanh quỹ tài chính FIBO capitall
Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Manulife Việt Nam

 

Học viên đánh giá

0
0 Đánh giá

0%

0%

0%

0%

0%