Xuất hóa đơn khi bị đóng Mã số thuế, cưỡng chế

- Việc DN bị đóng mã số thuế, bị cưỡng chế thì có 1 số lý do như sau: Chuyển địa điểm kinh doanh không thông báo với cơ quan thuế. Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, sau 3 lần cơ quan thuế gửi thông báo không thấy phản hồi …

Xem thêm: Thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh


 -------------------------------------------------------------------
 

1. Bị đóng mã số thuế có được xuất hóa đơn không?
 
Theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: Việc Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cụ thể như sau:
 
"Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
- Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
- Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
- Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)."

Kết luận:
- Nếu DN bị đóng mã số thuế, cưỡng chế hóa đơn -> Mà xuất hóa đơn là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.


Xem thêm: Tra cứu Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

 

--------------------------------------------------------------------
 

2. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp bị phạt như thế nào?
 
Theo khoản 5 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 quy định về việc sử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn, cụ thể như sau:
 
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).

- Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
 
Như vậy:
- Mức phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là: Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Và phải thu hồi lại những hóa đơn đó.


----------------------------------------------------------------------------


3, Cách xử lý hóa đơn bị cưỡng chế (đóng MST):

Theo Công văn 410/TCT-KK ngày 27/01/2016 của Tổng cục thuế:

2. Về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hóa đơn sử dụng trong thời gian cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng.

Trường hợp, người nộp thuế sử dụng hóa đơn trong thời gian cơ quan thuế có Quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng hình thức thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
- > Cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế phát sinh (nếu có) do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
- > Các hóa đơn nêu trên không có giá trị sử dụng.
- > Đơn vị bán hàng và mua hàng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
- > Đơn vị mua hàng không được kê khai khấu trừ thuế GTGT và tính chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- > Bên bán hàng và bên mua hàng phải lập biên bản thu hồi các hóa đơn đã lập sai quy định.

Xem thêm: Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn
 

- Sau khi Quyết định cưỡng chế nợ thuế hết hiệu lực thi hành hoặc bị bãi bỏ, qua xác minh cơ quan thuế xác định thực tế có hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế hướng dẫn đơn vị bán hàng xuất hoá đơn, căn cứ các hóa đơn này đơn vị bán hàng, mua hàng của Công ty thực hiện kê khai thuế theo quy định.

Xem thêm: Xử lý hóa đơn của Doanh nghiệp bỏ trốn


3. Về việc kê khai, tính thuế trong thời gian cưỡng chế hóa đơn
- Trường hợp trong thời gian cơ quan thuế ban hành Quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng hình thức thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng không thuộc trường hợp không phải kê khai theo quy định tại khoản c, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
    - > Do đó người nộp thuế vẫn phải kê khai thuế theo quy định.


--------------------------------------------------------------------------------------------


Trường hợp mua hóa đơn bán lẻ từng lần:

Theo Công văn 4118/TCT-QLN ngày 23/10/2018 của Tổng cục thuế:

- Công văn số 5936/TCT-QLN ngày 21/12/2016 của Tổng cục Thuế về việc sử dụng hóa đơn lẻ hướng dẫn:
“Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, nếu người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng từng hóa đơn lẻ cho từng lô hàng, hạng mục công trình hoàn thành để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng từng hóa đơn lẻ với điều kiện người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện nộp ngay 18% doanh thu trên hóa đơn lẻ được sử dụng vào ngân sách nhà nước.”

Công văn hướng dẫn trên không phân biệt bán tài sản, dịch vụ nào thì được phép sử dụng hóa đơn lẻ và bán tài sản, dịch vụ nào thì không được phép sử dụng hóa đơn lẻ, song chỉ áp dụng cho các đơn vị đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục.
 
Đối với các đơn vị đã ngừng sản xuất kinh doanh nay bán tài sản thì Cục Thuế căn cứ tình hình cụ thể để áp dụng biện pháp xử lý cho phù hợp, tránh trường hợp tẩu tán tài sản.

 

-------------------------------------------------------------------------
 

Kế Toán Trực Tuyến xin chúc các bạn làm tốt công việc kế toán!

 

- Nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế, kỹ năng nghiệp vụ kế toán, đọc phân tích báo cáo tài chính, kỹ năng quyết toán thuế...
- > Có thể tham gia: Lớp học thực hành kế toán tổng hợp thực tế.

 -------------------------------------------------------

Bài viết cùng danh mục