Mức phạt vi phạm quy định về chứng từ kế toán

Mức phạt vi phạm về chứng từ kế toán:

----------------------------------------------------------------------------------
 

1. Mức phạt vi phạm hành chính chứng từ kế toán:

- Theo điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ quy định về mức phạt vi phạm quy định về chứng từ kế toán cụ thể như sau:
 

 Mức phạt

 Hành vi vi phạm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:


a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;

c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;

d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;

đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.

=> Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:


a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;

b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;

c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;

d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;

đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;

e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;

g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

 

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:


a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

 


4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
d) Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.


Xem thêm: Mức phạt vi phạm về sổ sách kế toán


 ---------------------------------------------------------------------------


2. Mức phạt làm mất chứng từ kế toán, tài liệu kế toán:

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm từ 12 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
b) Không sắp xếp tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ theo trình tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.

2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;
b) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ;
c) Sử dụng tài liệu kế toán trong thời hạn lưu trữ không đúng quy định;
d) Không thực hiện việc tổ chức kiểm kê, phân loại, phục hồi tài liệu kế toán bị mất mát hoặc bị hủy hoại.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định khi thực hiện tiêu hủy tài liệu kế toán.

(Theo điều 15 Nghị định 41/2018/NĐ-CP)

 

Xem thêm: Mức phạt vi phạm hành chính trong kế toán

----------------------------------------------------------------------------------------------------------


Hóa đơn GTGT là chứng từ kế toán:

- Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý
như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 5.4 và 5.5 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

(Theo điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC)


Mức phạt mất hóa đơn GTGT Liên 1, liên 3:

- Trường hợp mất Liên 1 hoặc Liên 3 của hóa đơn đã phát hành, đã lập thì bị xử phạt theo điểm b khoản 2 điều 15 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (nêu trên) -> Phạt từ 5 - 10 tr đồng.

(Theo Công văn 1812/TCT-CS ngày 8/5/2019 của Tổng cục thuế)


Mức phạt khi làm mất hóa đơn GTGT (Liên 2):

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
- Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hoá đơn đã lập (
liên giao cho khách hàng - Liên 2) nhưng khách hàng chưa nhận được hoá đơn khi hoá đơn chưa đến thời gian lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

    Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (
liên giao cho khách hàng - Liên 2), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụcó một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

Xem thêm: Tình tiết giảm nhẹ tăng nặng trong xử phạt thuế
 

    Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.

(Theo điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC)

----------------------------------------------------------------------------
 

NHƯ VẬY:

- Hóa đơn GTGT (hóa đơn bán hàng) là 1 loại Chứng từ kế toán.

- Nếu mất hóa đơn GTGT (liên giao cho khách hàng - Liên 2), tức là mất liên 2 hóa đơn này đã thông báo phát hành chưa lập hoặc đã lập -> Bị phạt từ 4.000.000 đến 8.000.000

- Nếu mất hóa đơn GTGT trừ liên giao cho khách hàng trong thời gian lưu trữ, tức là mất Liên 1, liên 3 ... thì sẽ bị phạt theo pháp luật về kế toán -> Tức là bị phạt theo điều 15 Nghị định 41/2018/NĐ-CP -> Phạt từ 5.000.000 - 10.000.000


Xem thêm: Mức phạt mất hóa đơn
 


------------------------------------------------------------------------------

 

Xem thêm: Mức phạt chậm nộp Báo cáo tài chính

 

--------------------------------------------------------------------------------
Kế Toán Trực Tuyến chúc các bạn thành công.

Bài viết cùng danh mục