Mức phạt khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 quy định cụ thể như sau:
Mức phạt hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phai nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;
b) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 7 Điều 17 Nghị định này.
Xem thêm: Mức phạt trốn thuế.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
HẾT1
Mức phạt chậm nộp tiền thuế GTGT, TNCN, TNDN, Môn bài
Mức phạt chậm nộp thuế môn bài, GTGT, TNCN, TNDN mới nhất; Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế; Cách tính số ngày chậm nộp tiền thuế? Kế Toán Lê Trà xin trích các quy định mới nhất hiện hành.
Căn cứ theo Điều 59 Luật số 38/2019/QH14 Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 quy định Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế, cụ thể như sau:
-------------------------------------------------------------------------------------
1. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
Số tiền phạt chậm nộp |
= |
Số tiền thuế chậm nộp |
X |
0,03% |
X |
Số ngày chậm nộp |
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 2 bên dưới đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Công ty A nộp Tờ khai thuế GTGT quý 4/2020 vào ngày 30/1/2021 (nộp đúng hạn nộp Tờ khai), theo số liệu trên Tờ khai thì Cty phải nộp 100tr tiền thuế GTGT.
- Theo quy định thì hạn nộp Tiền thuế GTGT quý 4/2020 chậm nhất là ngày 30/1/2021 (ví dụ Tháng 1/20121 có 31 ngày)
-> Nhưng đến ngày 10/2/2021 Công ty mới nộp tiền thuế.
-> Số ngày chậm nộp Tiền thuế được tính từ ngày 31/1/2021 (ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp) đến ngày 09/2/2021 (đến ngày liền kề trước ngày đã nộp tiền thuế): là 10 ngày.
Cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế là:
= 100 tr x 0,03% x 10 ngày = 300.000
Chú ý:
- Đó là trường hợp Cty nộp Tờ khai thuế GTGT đúng hạn -> Nếu Công ty nộp Tờ khai không đúng hạn thì còn bị phạt thêm tội Chậm nộp Tờ khai thuế nhé.
-> Tức là sẽ Phạt chậm nộp Tờ khai + Phạt chậm nộp Tiền thuế.
Xem thêm: Mức phạt chậm nộp Tờ khai thuế
------------------------------------------------------------------
2. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:
a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
b) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
c) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
d) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
đ) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
e) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
g) Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.
Lưu ý: - Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định trên được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này, cụ thể như sau:
"27. Trường hợp bất khả kháng bao gồm:
a) Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
b) Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ."
----------------------------------------------------------------------
Một số lưu ý khác:
- Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định trên và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
- Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
-------------------------------------------------------------------------------
3. Không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
---------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý: Trước ngày 1/7/2020 thì quy định về xử phạt chậm nộp tiền thuế được áp dụng theo Thông tư 130/2016/TT-BTC, Nghị định 100/2016/NĐ-CP, Luật 106/2016/QH13, cụ thể như sau:
Chú ý: Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà cách mức phạt chậm nộp thuế sẽ khác nhau nhé.
Chi tiết theo khoản 3 điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định mức phạt chậm nộp tiền thuế cụ thể như sau:
a) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
b) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:
- Trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13,
- Từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13,
- Từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày.
-----------------------------------------------------------------------
Như vậy: Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế sẽ chia 3 thời điểm như sau:
1, Thời điểm trước ngày 1/1/2015:
- Nếu số ngày chậm nộp dưới 90 ngày:
Số tiền phạt chậm nộp |
= |
Số tiền thuế chậm nộp |
X |
0,05% |
X |
Số ngày chậm nộp |
- Nếu số ngày chậm nộp lớn hơn 90 ngày:
Số tiền phạt chậm nộp |
= |
Số tiền thuế chậm nộp |
X |
0,07% |
X |
Tổng số ngày chậm nộp - 90 |
--------------------------------------------------------------------------------
2, Thời điểm từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2016:
Số tiền phạt chậm nộp |
= |
Số tiền thuế chậm nộp |
X |
0,05% |
X |
Số ngày chậm nộp |
------------------------------------------------------------------------------------
3, Thời điểm từ ngày 1/7/2016 trở đi:
Số tiền phạt chậm nộp |
= |
Số tiền thuế chậm nộp |
X |
0,03% |
X |
Số ngày chậm nộp |
Cách tính số ngày chậm nộp tiền thuế:
Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ 1: Công ty A nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 7/2019, trên đó phải nộp số tiền thuế GTGT 50 triệu đồng. -> Hạn nộp tiền thuế GTGT là ngày 20/8/2019.
- Ngày 26/8/2019, người nộp thuế nộp số tiền trên vào ngân sách nhà nước.
-> Số ngày chậm nộp thuế là 06 ngày, được tính từ ngày 21/8/2019 đến ngày 26/8/2019.
Ví dụ 2: Người nộp thuế B được cơ quan thuế quyết định gia hạn nộp thuế đối với khoản thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/5/2019, thời gian gia hạn từ này 21/5/2019 đến ngày 20/11/2019.
- Ngày 21/11/2019, người nộp thuế nộp 50 triệu đồng vào ngân sách nhà nước.
-> Số ngày chậm nộp là 01 ngày (ngày 21/11/2019).
Ví dụ 3: Cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế C.
- Ngày 15/4/2019, cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế với số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 14/5/2019.
- Ngày 30/5/2019, người nộp thuế nộp 500 triệu đồng vào ngân sách nhà nước.
-> Số ngày chậm nộp thuế là 16 ngày, được tính từ ngày 15/5/2019 đến ngày 30/5/2019.
Nếu các bạn chưa biết lịch cụ thể nộp các loại báo cáo thuế ->
-> có thể xem chi tiết tại đây: Thời hạn nộp các báo cáo thuế
----------------------------------------------------------------------------------------------
Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế:
Ví dụ 4: Công ty D nộp tờ khai thuế GTGT tháng 8/2014 (tờ khai đã nộp đúng hạn cho cơ quan thuế), theo số liệu trên Tờ khai thì Cty phải nộp 100 triệu đồng tiền thuế GTGT.
-> Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20/9/2014 -> (Ví dụ: do ngày 20/9/2014 và ngày 21/9/2014 là ngày nghỉ). = > Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 22/9/2014.
-> Ngày 20/8/2016, người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước.
- > Số ngày chậm nộp thuế được tính từ ngày 23/9/2014 đến ngày 20/8/2016.
Cách tính số tiền phạt chậm nộp từng thời điểm như sau:
- Trước ngày 01/01/2015 tiền chậm nộp được tính như sau:
+ Từ ngày 23/9/2014 đến ngày 21/12/2014, số ngày chậm nộp là 90 ngày:
Số tiền phạt = 100 triệu đồng x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.
+ Từ ngày 22/12/2014 đến ngày 31/12/2014, số ngày chậm nộp là 10 ngày:
Số tiền phạt = 100 triệu đồng x 0,07% x 10 ngày = 0,7 triệu đồng.
- Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016, số ngày chậm nộp là 547 ngày:
Số tiền phạt = 100 triệu đồng x 0,05% x 547 ngày = 27,35 triệu đồng.
- Từ ngày 01/7/2016 đến ngày 20/8/2016, số ngày chậm nộp là 51 ngày:
Số tiền phạt = 100 triệu đồng x 0,03% x 51 ngày = 1,53 triệu đồng.
=> Tổng số tiền chậm nộp phải nộp là: = 4,5tr + 0,7tr + 27,35tr + 1,53tr = 34,08 triệu đồng
Xem thêm: Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế
Ví dụ 5: Công ty E nộp Tờ khai thuế GTGT quý 4/2019 vào ngày 30/1/2020 (nộp đúng hạn nộp Tờ khai), theo số liệu trên Tờ khai thì Cty phải nộp 100tr tiền thuế GTGT.
- Theo quy định thì hạn nộp Tiền thuế GTGT quý 4/2019 chậm nhất là ngày 30/1/2020 (ví dụ Tháng 1/20120 có 30 ngày)
-> Nhưng đến ngày 10/2/2020 Công ty mới nộp tiền thuế.
-> Số ngày chậm nộp Tiền thuế được tính từ ngày 1/2/2020 đến ngày 10/2/2020: là 10 ngày.
Cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế là:
= 100 tr x 0,03% x 10 ngày = 300.000
Chú ý:
- Đó là trường hợp Cty nộp Tờ khai thuế GTGT đúng hạn -> Nếu Công ty nộp Tờ khai không đúng hạn thì còn bị phạt thêm tội Chậm nộp Tờ khai thuế nhé.
-> Tức là sẽ Phạt chậm nộp Tờ khai + Phạt chậm nộp Tiền thuế.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Trường hợp làm điểu chỉnh, bổ sung:
Theo Công văn 5352/TCT-KK ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Tổng cục thuế
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 2208/CT-TTHT ngày 19/9/2017 của Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Tổng cục Thuế hướng dẫn cách thức xử lý tiền chậm nộp của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: |
__________________________________________________
Kế Toán Trực Tuyến xin chúc các bạn làm tốt công việc kế toán!
Bài viết cùng danh mục
-
Tình tiết giảm nhẹ - tăng nặng vi phạm hành chính thuế
-
Mức xử phạt vi phạm hành chính kế toán mới nhất
-
Mức phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế
-
Mức phạt vi phạm quy định về sổ sách kế toán
-
Mức phạt vi phạm quy định về chứng từ kế toán
-
Mức phạt hóa đơn chưa thông báo phát hành đã sử dụng
-
Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, Môn bài
-
Mức phạt mất hóa đơn GTGT đầu ra - đầu vào
-
Mức phạt chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, thay đổi thông tin thuế
-
Mức phạt chậm nộp Báo cáo tài chính, làm sai BCTC