Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
1. Cách hạch toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp trực tiếp:
- Những DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ (Tức là không được hạch toán vào TK 133) -> Mà đưa vào nguyên giá của hàng hóa, dịch vụ, vật tư, công cụ, TSCĐ mua vào hoặc được đưa vào chi phí để tính thuế TNDN.
(Theo khoản 9 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC và điều 19 Thông tư 200)
Ví dụ 1: DN bạn kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp khi đi mua hàng hóa, dịch vụ của DN kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ -> Như vậy hóa đơn đầu vào sẽ có thuế GTGT, các bạn hạch toán như sau:
-> Cụ thể: Có hóa đơn GTGT đầu vào:
- Giá trị hàng hóa là 15.000.000
- Tiền thuế GTGT: 1.500.000.
- Tổng tiền phải thanh toán: 16.500.000
Hạch toán thuế GTGT theo pp trực tiếp:
Nợ TK – 156, 152, 153 …(Hoặc TK 211 nếu là TSCĐ): 16.500.000 (Tổng tiền phải thanh toán).
Có TK – 111, 112, 331…(Tổng tiền phải thanh toán).
Ví dụ 2: Có 1 hóa đơn đầu vào mua văn phòng phẩm phục vụ cho văn phòng:
- Giá trị tiền hàng là: 1.000.000
- Tiền thuế GTGT: 100.000
- Tổng tiền phải thanh toán là: 1.100.000
Hạch toán theo pp trực tiếp như sau:
Nợ TK: 642 - 1.100.000
Có 111, 112, 331 - 1.100.000
------------------------------------------------------------
2. Cách hạch toán thuế GTGT phải nộp theo pp trực tiếp:
Căn cứ theo Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 41 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn:
- Khi xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ các bạn lập hóa đơn bán hàng, dựa vào hóa đơn bán hàng các bạn hạch toán theo 2 phương pháp ghi sổ sau:
Phương pháp 1: Nếu tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn;
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – (Số tiền thuế GTGT phải nộp)
- Khi nộp thuế GTGT:
Nợ TK 3331 - (Số tiền Thuế GTGT phải nộp)
Có các TK 111, 112.
-----------------------------------------------------------------
Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:
- Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK – 111, 112, 131 …(Tổng giá trị thanh toán)
Có TK – 511, 515, 711 (Giá bao gồm cả thuế GTGT)
- Định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:
Nợ các TK 511, 515, 711 (Số tiền thuế GTGT phải nộp)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
- Khi nộp thuế GTGT:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có các TK 111, 112.
--------------------------------------------------------------------------
=> Cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; Thuế suất thuế GTGT theo pp trực tiếp ... Các bạn xem chi tiết tại đây nhé:
Chi tiết: Cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Chú ý:
- Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì vẫn phải làm sổ sách, Báo cáo tài chính. Lập tờ khai Quyết toán thuế TNDN như Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ.
-> Chỉ khác là DN kê khai theo pp trực tiếp sẽ không có TK 133 - Khấu trừ thuế GTGT đầu vào thôi nhé.
Xem thêm: Cách hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ
- Các bạn đừng nghĩ DN kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp -> Thì cũng tính thuế TNDN theo pp trực tiếp nhé (Các bạn muốn tính thuế TNDN theo pp trực tiếp thì phải làm Công văn gửi lên thuế để xin ý kiến, nếu đồng ý thì mới được tính).
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kế Toán Trực Tuyến xin chúc các bạn thành công!
------------------------------------------------------------------
Bài viết cùng danh mục
-
Thuế suất thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
-
Thủ tục mua hóa đơn bán hàng tại Chi cục thuế
-
Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất năm 2018
-
Các đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng mới nhất
-
Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT năm 2018 - 2019
-
Không cần phải nộp mẫu 06/GTGT đăng ký pp khấu trừ
-
Hướng dẫn cách kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT
-
Hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không?
-
Giá tính thuế GTGT hàng bán ra, nhập khẩu, biếu tặng
-
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT 5%